Nội quy vệ sinh nhà xưởng thực phẩm
Mọi nhà xưởng đều có những quy định riêng khi thực hiện tổng vệ sinh, riêng nhà xưởng thực phẩm sẽ yêu cầu cao và khắt khe hơn. Nhằm đảm đảo an toàn tuyệt đối với các hàng hóa, nguyên liệu sản xuất và thành phẩm chế biến. Nội quy nhà xưởng gần giống với văn hóa công ty, do đó mọi nhân viên khi đến làm việc tại nhà xưởng cần phải tuân thủ thực hiện theo quy trình vệ sinh nhà xưởng . Hôm nay, hãy cùng Hương Giang Clean tìm hiểu chi tiết về nội quy vệ sinh nhà xưởng thực phẩm nhé !
I. Nội quy vệ sinh nhà xưởng thực phẩm – Quy định chung

- Đơn vị vệ sinh nhà xưởng phải tuân thủ theo quy định của nhà nước và các nội quy vệ sinh nhà xưởng có liên quan.
- Trước khi tiến hành thi công, xây dựng, đơn vị vệ sinh phải tiến hành kiểm tra các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra tại khu vực làm việc như: yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, và phương án ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố; các biện pháp đảm bảo vệ Môi trường Sức khỏe An toàn tại công trình; và tiến hành các biện pháp phòng ngừa các sự cố (tai nạn lao động, ngộ độc….) thông qua sự hướng dẫn và hỗ trợ của bộ phận an toàn của nhà máy.
- Công nhân do các đơn vị vệ sinh tuyển dụng phải từ 18 tuổi trở lên, có hợp đồng lao động, có kết quả khám sức khỏe còn hạn, có bảo hiểm tai nạn, có bảo hiểm làm việc trên cao ( nếu khu vực làm việc ở trên cao, nguy hiểm ) và phải được huấn luyện về Vệ sinh An toàn Lao động cũng như các huấn luyện chuyên môn.
- Công nhân của đơn vị vệ sinh không được mang thuốc lá, hóa chất, vũ khí, chất kích thích, vật liệu độc hại vào công ty. Không được hút thuốc, đánh bạc trong công ty. Không được phép quay phim, chụp hình (trừ khi có sự cho phép của Ban Giám Đốc). Phải tuân thủ quy định sử dụng điện thoại của công ty. Không vào công ty khi đang sử dụng rượu bia, thuốc và bị các bênh lây qua đường hô hấp.
- Trong quá trình thi công công trình, đơn vị vệ sinh phải trang bị thiết bị bảo hộ cần thiết, các kế hoạch ứng cứu khẩn cấp và yêu cầu công nhân nghiêm túc thực hiện, luôn chú ý vệ sinh an toàn tại công trường. Các nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các tổn thất, tai nạn, và các vi phạm quy định pháp luật gây nên bởi thiếu trang bị bảo hộ, công nhân vi phạm hoặc do thiếu sự quản lý.
- Đối với thiết bị làm việc hoặc phương pháp làm việc của đơn vị vệ sinh mà nhà máy đánh giá sẽ có nguy cơ rủi ro cao, thì các cấp quản lý, giám sát công trình, nhân viên đều có thể cho dừng lại nếu cần thiết, cho đến khi các yếu tố nguy hại trên đã hoàn toàn được khắc phục.
- Đơn vị vệ sinh không được phép mở, khởi động các máy móc, thiết bị điện, hệ thống đường ống, dây dẫn, các khóa van và các phương tiện máy móc khác… khi chưa có sự đồng ý của quản lý bộ phận nơi đang làm việc.
- Nhân viên vệ sinh vào công trường, phải trang bị bảo hộ an toàn lao động, các trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân như quần áo bảo hộ, giày, găng tay, mũ, áo phản quang, kính bảo hộ, dây an toàn,..
- Đối với nhân viên vệ sinh khi làm việc hoặc vận hành các loại máy móc hoặc thiết bị có tính nguy hiểm cần phải có giấy chứng nhận theo luật định mới được phép làm việc, như giấy phép lái xe nâng,…
- Các loại máy, thiết bị, vật tư, hóa chất mà nhà thầu sử dụng nếu thuộc danh mục máy, thiết bị, vật tư, hóa chất yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt an toàn lao động theo Thông tư 36/2019/TT-BLDTBXH.
- Đơn vị vệ sinh có trách nhiệm bảo trì, sắp xếp và vệ sinh tại khu vực thi công, thu gom rác do công trình thải ra theo quy định. Xe cơ giới vận chuyển phải chạy ở tốc độ không quá 5km/h và không được gây ô nhiễm trong khuôn viên nhà máy. Khi lùi xe phải có phụ xe hỗ trợ quan sát và sử dụng cục chặn bánh khi dừng, đỗ. Các vật liệu khi vận chuyển có khả năng bay bụi phải có vải bạt che chắn cẩn thận.
- Tất cả các đơn vị vệ sinh trước khi vào làm việc trong khuôn viên của công ty phải xin giấy phép được duyệt bởi bộ phận an toàn (Mỗi giấy phép chỉ có hiệu lực trong vòng 7 ngày)
II. Nội quy vệ sinh nhà xưởng khi thi công phát sinh nhiệt
Đơn vị vệ sinh khi vệ sinh nhà xưởng có thực hiện những công việc như hàn điện, cắt nóng chảy, gia nhiệt, đốt lửa, máy mài tạo ra đốm lửa …vv. Người giám sát phải thông báo và xin ý kiến của bộ phận quản lý an toàn nhà xưởng trước đó một ngày. Đồng thời tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên quản lý An toàn và nội quy vệ sinh nhà xưởng, kiểm tra nơi thi công và xung quanh an toàn, cách ly những vật dễ cháy hoặc di dời sang chỗ khác, làm tốt công tác phòng cháy và các vấn đề an toàn về nguồn nhiệt khác. Sau khi hoàn tất công tác kiểm tra an toàn mới có thể thực hiện.
- Khi nơi thi công tạo nguồn lửa, sinh nhiệt cần đảm bảo các tầng lầu và cống ngầm, mương thoát xung quanh, phải chắc chắn đã phong toả cách ly, loại bỏ chất hoá học có tính chất dễ cháy.
- Khi công trình thi công phải có biển báo “Công trình đang thi công, sửa chữa” và hàng rào cách ly bảo vệ.
- Khu vực thi công độc lập của nhà máy mới xây dựng, trong đó có vật chất dễ cháy (như nguyên vật liệu, dầu sơn, vật liệu giữ nhiệt …) hoặc khu vực bắt đầu thực hiện lắp ráp chạy thử máy móc, đều được xem là khu vực cần kiểm soát nguồn lửa, chưa được sự phê chuẩn khi xin phép, nghiêm cấm gây lửa.
- Công việc phát sinh nhiệt cần tuân theo địa điểm hoặc vị trí đã phê chuẩn thi công, không được tuỳ tiện thay đổi. Nếu có sự thay đổi địa điểm hoặc mở rộng phạm vị, cần làm lại giấy xin phép.
- Nếu công việc không thể hoàn thành trong thời hạn ghi trên giấy phép, phải tiến hành xin cấp phép lại để đảm bảo thời gian làm việc và tiến độ thi công.
- Giấy phép thi công phát sinh nhiệt cần được lưu giữ và nhân viên an toàn của nhà máy có thể kiểm tra bất cứ lúc nào. Cấm xé bỏ, phá hỏng hoặc chỉnh sửa nội dung.
- Sử dụng hoặc trang bị những bình nén khí chứa khí oxygen, acetylene, nitrogen, … không được để nằm trên mặt đất, phải để tránh xa nguồn lửa và nơi có nhiệt độ cao. Bình nên được để theo hướng thẳng đứng, dùng những xe chuyên dụng chứa bình khí nén hoặc dây xích, dây thừng chuyên dùng để cố định tránh ngã đổ. Bình chưa gắn đồng hồ đo áp lực, chưa gắn bộ điều tiết áp lực hoặc bị hư hỏng, sự cố và ống cao su rạn nứt, … đều nghiêm cấm sử dụng.
- Trong thời gian thi công có gây lửa sinh nhiệt, người giám sát công trình phải có mặt tại nơi thi công.
- Trong thời gian thi công, cần đảm bảo các biện pháp an toàn, cần phải tuân theo sự chỉ thị của giám sát công trình và sự xác nhận an toàn của bộ phận quản lý an toàn nhà máy thì mới được tiếp tục thi công gây lửa.
- Trước khi hàn vào mối hàn cần thực hiện biện pháp an toàn tại khu vực bức xạ nhiệt, đồng thời treo bảng thông báo nghiêm cấm đến gần.
- Khi xong việc, cần dập tắt tất cả các nguồn lửa và đốm lửa nhỏ, đóng tất cả các công tắc nước, điện nguồn, oxygen, acetylene lại, máy móc sử dụng sắp xếp ngăn nắp, vệ sinh môi trường xung quanh, sau khi giám sát công trình xác nhận an toàn không có vấn đề, mới được rời khỏi công trường. Kết thúc thi công công trình, cần theo sự chỉ dẫn của nhân viên giám sát, giúp đỡ đem những khí cụ phòng cháy, bảng cảnh báo an toàn và các thiết bị khác, kiểm lại số lượng giao trả hoặc trả về vị trí cũ.
III. Nội quy vệ sinh nhà xưởng khu vực trên cao
- Các công việc ở độ cao trên 2m không có lan can và tường rào bảo vệ được xác định là công việc trên cao, hoặc ở độ cao 5 mét trở lên mặc dù có lan can và tường rào bảo vệ. Đơn vị vệ sinh phải chuẩn bị trước các phương tiện bảo vệ cần thiết. Chỉ tiến hành công việc khi đã được người có trách nhiệm hoặc người được ủy quyền kiểm tra và chấp thuận.
- Biện pháp phòng hộ an toàn khi làm việc trên cao: như dây an toàn, mũ bảo hộ, giàn giáo thi công, cầu thang , bảng cảnh báo …Cần đạt tiêu chuẩn nhà nước, quy định của pháp luật và nội quy nhà máy. Đơn vị chịu trách nhiệm lên kế hoạch, theo dõi công trình cũng như kiểm tra an toàn. Chỉ sử dụng thiết bị an toàn khi đã được kiểm tra & đảm bảo chất lượng.
- Nhân viên làm việc tại độ cao phải đảm bảo sức khỏe tốt, không sợ độ cao, thị lực 8/10 trở lên. Nếu nhân viên có có bệnh tim, dưới 18 tuổi hoặc trên 55 tuổi, người nghiện rượu, yếu sức, tâm thần không ổn định thì không được phép thực hiện.
- Xung quanh nơi vệ sinh khu vực trên cao, cần lắp đặt các trang bị có độ chịu lực tốt như dây thừng, dây an toàn, hàng rào …, đồng thời phải có biển cảnh báo, để cảnh báo những người không nhiệm vụ vào khu vực nguy hiểm. Nơi nhân viên và xe cộ ra vào nhiều, cần phải lắp đặt phòng tránh những vật rơi trên cao xuống, và đường đi phải an toàn, khi cần thiết cần phải chỉ định người chỉ huy giao thông cho người và xe qua lại.
- Các thiết bị, dụng cụ như dây kẽm, dây thừng dùng để cột, liên kết giàn giáo cần phải phù hợp quy định, nếu thực sự bị hư hỏng thì cần phải loại trừ, không đựơc dùng sơn hoặc các vật liệu khác phủ lấp những hư hỏng đó.
- Làm việc trên cao gần các đường dây điện, cần phải chống đỡ đường điện hoặc tạo lập vật cách điện và biển cảnh báo nguy hiểm để phòng tránh bị điện giật.
- Phải điều chỉnh độ dài của dây an toàn, đai an toàn cho phù hợp với chiều cao từ mặt đất tới nơi làm việc khi làm công việc ở trên cao. Dây an toàn phải được buộc chặt vào các vật cố định cao hơn người làm.
- Khi lắp ráp hoặc tháo dỡ giàn giáo, các vật liệu trong quá trình sử dụng phát hiện có đinh, dây kẽm … đều phải đóng sâu vào hoặc nhổ bỏ đi.
- Một phần của giàn giáo được dỡ bỏ hoặc thay thế hoặc tạm ngưng, khi sử dụng trở lại, cần kiểm tra lại các hạng mục vật liệu, linh kiện điểm khớp nối, đảm bảo không bị hư hỏng, rạn nứt, mục, lỏng, bung ra thì mới sử dụng.
- Nhân viên làm việc trên cao trước khi vào làm việc, cần tự kiểm tra các biện pháp an toàn đảm bảo tuân thủ nội quy vệ sinh nhà xưởng thực phẩm, nếu có khác thường lập tức thay đổi hoặc sửa chữa. Người phụ trách của nhà thầu hoặc đại diện phải chắc chắn có kiểm tra hàng ngày, bao gồm các biện pháp kiểm tra phòng hộ an toàn, chỉ đạo phương pháp thao tác an toàn của nhân viên làm việc, trình tự, vị trí làm việc, kiểm tra tình hình thực tế làm việc gồm nhân viên và máy móc, xử lý và giải quyết các bất thường, kết quả kiểm tra cần ghi chép và lưu trữ cẩn thận. Để tránh những sai sót về mặt hỗ trợ, liên lạc công việc dẫn đến sự cố tai nạn rủi ro, nhất định người phụ trách hoặc đại diện phải có mặt tại hiện trường để chỉ huy đôn đốc công việc, mới được phép tiếp hành làm việc trên cao.
IV. Nội quy vệ sinh nhà xưởng tại không gian hạn chế
- Các công việc ở trong các không gian hẹp, bồn tiệt trùng SS, lò sấy, hầm chứa v.v… được xác định là công việc trong không gian hạn chế. Nhà thầu phải chuẩn bị trước các dụng cụ bảo vệ cần thiết và tuân thủ nội quy vệ sinh nhà xưởng thực phẩm khi thi công tại không gian hẹp. Chỉ tiến hành công việc khi đã được người có trách nhiệm hoặc người được ủy quyền kiểm tra và chấp thuận.
- Chắc chắn rằng không gian hẹp đã được thông gió và nếu thấy cần thiết phải yêu cầu bổ sung thêm thiết bị thông gió tạm thời.
- Phải kiểm tra nồng độ khí ôxy và các loại khí độc trước khi bắt đầu công việc bên trong. Nồng độ oxy trong khu vực làm việc phải nằm trong khoảng 19,5-21% và nồng độ khí độc, khí cháy nổ phải nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 34:2018/BLĐTBXH và Thông tư 10/2019/TT-BYT
- Chắc chắn rằng luôn có ít nhất 1 người đứng ở bên ngoài vùng không gian làm việc để giữ liên lạc với người làm việc bên trong và để kịp thời xử lý các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
- Phải đóng tất cả các nguồn năng lượng tại khu vực làm việc chật hẹp như nguồn điện, nhiệt, cơ học, các chất khí/hơi dễ cháy nổ và khí độc….và khóa chắc chắn các công tắc đóng/cắt điện của thiết bị điện có liên quan đến khu vực làm việc và phải thực hiện nối tiếp đất thiết bị điện, các phần kim loại ở bên trong vùng không gian làm việc, ngăn ngừa các nguồn năng lượng trên có thể xuất hiện trở lại gây mất an toàn cho khu vực làm việc.
- Phải ngừng ngay công tác nếu hàm lượng dưỡng khí xuống thấp dưới mức cho phép và chờ đến khi thực hiện biện pháp bổ sung hàm lượng ôxy tại khu vực làm việc về mức bình thường mới được tiếp tục công việc.
- Trong quá trình làm việc bắt buộc phải sử dụng thiết bị đo, giám sát các điều kiện không khí và thiết bị giám sát phải phát ra tín hiệu cảnh báo mỗi khi hàm lượng các thành phần khí không nằm trong giới hạn cho phép.
- Sử dụng máy bộ đàm hoặc phương tiện truyền tin để giữ liên lạc với người làm việc bên trong. Lập danh sách ghi nhận thời gian và số người vào/ra với không gian hạn hẹp khi có số người vào làm việc từ 03 người trở lên.
- Đơn vị vệ sinh phải chuẩn bị trước quy trình làm việc trong không gian hẹp và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, gửi cho bộ phận AT-SK-MT phê duyệt trước khi thực hiện công việc.
Có thể bạn quan tâm:
V. Hình thức xử lý khi vi phạm nôi quy vệ sinh nhà xưởng thực phẩm
- Phải ngưng công việc để khắc phục các sự cố do nhân viên của bộ phận an toàn và giám sát công trình hướng dẫn.
- Khắc phục hư hỏng của thiết bị do người vi phạm gây ra.
- Nếu làm hư hại thiết bị máy móc nhà máy nhà thì đơn vị thi công phải đền gấp đôi
- Nếu việc vi phạm gây ảnh hưởng đến sản xuất, nhà thầu phải đền gấp đôi số thiệt hại đã gây ra.
- Bất kỳ sự vi phạm nào nếu dẫn đến tổn thất về tài sản, nhân viên của nhà máy cũng như của nhà thầu bị thương vong sẽ do bên nhà thầu chịu trách nhiệm bồi thường cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật địa phương.
Vừa rồi Hương Giang Clean đã chia sẽ đến các bạn nội quy vệ sinh nhà xưởng chi tiết nhất. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích đến các bạn.
Nếu có thắc mắc hay câu hỏi liên quan đến nội quy vệ sinh nhà xưởng thực phẩm vui lòng liên hệ 0923 867 876 ( hotline/zalo ) hoặc liên hệ Page Vệ sinh công nghiệp Hương Giang Clean để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.